Lịch sử Vua_Nepal

Xem thêm thông tin: Lịch sử NepalVương quốc Nepal

Vương quốc Nepal do Prithvi Narayan Shah thành lập vào ngày 25 tháng 9 năm 1768, xuất thân là một vị vua Gorkha đã thành công trong cuộc chiến thống nhất các vương quốc Kathmandu, PatanBhaktapur thành một quốc gia duy nhất dưới trướng vương triều Shah của mình. Vương quốc này đã hứng chịu một thất bại lớn trong cuộc chiến tranh Anh-Nepal (1814–1816) chống lại Công ty Đông Ấn Anh. Hòa ước Sugauli được ký kết năm 1816, nhường phần lớn lãnh thổ Nepal gồm TeraiSikkim, (gần một phần ba nước này), cho người Anh nhằm đổi lấy quyền tự trị của Nepal. Từ năm 1846 đến 1951, quốc gia này trên thực tế nằm dưới sự cai trị của vị Thủ tướng cha truyền con nối từ dòng họ Rana, giảm bớt quyền hành của quốc vương Shah đến mức trở thành một vị vua bù nhìn. Vương quốc Nepal là một nền quân chủ chuyên chế xuyên suốt lịch sử nước này. Tháng 11 năm 1990, sau phong trào Jana Andolan, bản Hiến pháp được thông qua và biến nước này thành nền quân chủ lập hiến. Ngày 13 tháng 2 năm 1996, cuộc nội chiến Nepal do Đảng Cộng sản Nepal (Mao-ít) phát động, với mục đích lật đổ quốc vương và thành lập một nước "Cộng hòa nhân dân". Vào ngày 1 tháng 6 năm 2001, Thái tử Dipendra trong một lần chè chén say sưa đã vác súng bắn chết phụ hoàng là Vua Birendra và Vương hậu Aishwarya, cùng một số thành viên khác trong hoàng tộc. Sau đó, ông tự bắn chính mình.[3][4] Ngay sau khi xảy ra vụ thảm sát, Dipendra được tôn làm vua trong tình trạng hôn mê, nhưng ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 6 năm 2001, sau ba ngày trị vì ngắn ngủi.[5] Chú ông là Hoàng thân Gyanendra, được bổ nhiệm làm nhiếp chính vương trong ba ngày, rồi sau tự mình lên ngôi vua sau khi Dipendra mất. Ngày 1 tháng 2 năm 2005, khi tình hình an ninh xấu đi trong cuộc nội chiến, Vua Gyanendra đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đình chỉ Hiến pháp và nắm quyền kiểm soát trực tiếp trên toàn quốc.[6] Vào ngày 24 tháng 4 năm 2006, sau phong trào Loktantra Andolan, nhà vua đồng ý từ bỏ quyền lực tuyệt đối và phục hồi lại Viện Dân biểu đã bị giải tán.[7][8] Ngày 21 tháng 11 năm 2006, cuộc nội chiến kết thúc với việc ký kết Hiệp ước Hòa bình Toàn diện.[9] Vào ngày 15 tháng 1 năm 2007, nhà vua đã bị đình chỉ việc thực thi chức trách của mình bởi cơ quan lập pháp lâm thời vừa mới được thành lập. Cuối cùng, ngày 28 tháng 5 năm 2008, vương quốc đã chính thức bị Quốc hội Lập hiến phế bỏ và nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal được tuyên bố thành lập.[1] Các tiểu vương địa phươngMustang, Bajhang, SalyanJajarkot cũng được bãi bỏ vào tháng 10 năm 2008.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vua_Nepal http://www.nytimes.com/2006/04/25/world/asia/25nep... http://news.xinhuanet.com/english/2008-10/08/conte... http://www.royalark.net/Nepal/nepal5.htm http://www.infoclub.com.np/nepal/history http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/136617... http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/137509... http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/494087... http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/616974... http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/4224855.stm http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/7424302.stm